Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide
  1. Google Doanh Nghiệp Của Tôi là gì?
  2. Lợi ích khi sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi
    1. Tăng tương tác với khách hàng
    2. Quản lý thông tin doanh nghiệp
    3. Tăng khả năng hiển thị
    4. Tăng độ nhận diện doanh nghiệp của bạn
  3. Cách đăng ký Google Doanh Nghiệp Của Tôi (Google My Business)
    1. Bước 1: Thực hiện cung cấp thông tin doanh nghiệp của bạn
    2. Bước 2: Xác minh doanh nghiệp
    3. Bước 3: Cập nhật thông tin
  4. Mẹo tối ưu SEO cho tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi
    1. Sử dụng từ khóa phù hợp trong phần mô tả doanh nghiệp
    2. Thân thiện với thiết bị di động
    3. Thêm ảnh và video
    4. Thu thập nhiều đánh giá hơn
    5. Sử dụng Google Posts để chia sẻ thông tin mới
    6. Sử dụng Local Schema Markup
  5. Cách phản hồi các review trên Google Doanh Nghiệp Của Tôi chuyên nghiệp
    1. Phản hồi tất cả các đánh giá
    2. Sử dụng lời nói chuyên nghiệp
  6. Sử dụng thông tin Insights trên Google Doanh Nghiệp Của Tôi
    1. Theo dõi lượt xem hồ sơ
    2. Theo dõi các truy vấn tìm kiếm
    3. Theo dõi các hoạt động của khách hàng
  7. Tích hợp hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi với các kênh marketing khác
    1. Chia sẻ hồ sơ trên các trang mạng xã hội
    2. Sử dụng Google Ads
    3. Sử dụng email marketing
  8. Những sai lầm khi sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi
    1. Bỏ qua cập nhật hồ sơ của bạn
    2. Bỏ qua những đánh giá tiêu cực
    3. Sử dụng quá nhiều từ khóa

Google Doanh Nghiệp Của Tôi còn được gọi là Google My Business. Đây là công cụ hỗ trợ tiếp cận khách hàng xung quanh địa điểm kinh doanh một cách dễ dàng. Đồng thời công cụ cũng hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết như số điện thoại, giờ mở cửa, đánh giá và website công ty. Để thấu hiểu hơn về lợi ích, cách đăng ký, xác minh và tối ưu SEO cho tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Google Doanh Nghiệp Của Tôi là gì?

Google Doanh Nghiệp Của Tôi còn được biết đến với tên gọi khác là Google My Business. Đây là nền tảng quản lý thông tin liên quan đến doanh nghiệp trên Google. Công cụ cho phép doanh nghiệp tạo và quản lý thông tin doanh nghiệp trên Google Search và Google Maps.

Thông tin sẽ bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, đánh giá, hình ảnh và một số thông tin liên quan khác. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google, trang thông tin của bạn sẽ xuất hiện kết quả tìm kiếm ngay bên cạnh hoặc trên Google Maps.

Bằng cách này, khách hàng dễ dàng tìm thấy thấy thông tin doanh nghiệp của bạn và tiện liên hệ khi cần thiết. Google Doanh Nghiệp Của Tôi còn cho phép bạn tạo bài viết, cập nhật thông tin, kiểm tra các đánh giá và trả lời câu hỏi của khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể tăng cường tương tác với khách hàng và cải thiện hình ảnh của thương hiệu trên Google.

Vì thế Google Doanh Nghiệp Của Tôi là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tiếp cận kỹ thuật số của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp của bạn dễ dàng thu hút khách hàng và góp phần vào việc tăng trưởng doanh số của hoạt động kinh doanh.

Lợi ích khi sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi

Việc sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi mang tới rất nhiều lợi ích tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Công cụ không những hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giúp khách hàng có cái nhìn khách quan về doanh nghiệp. Để thấu hiểu hơn về những lợi ích khi sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi, bạn hãy theo dõi các thông tin sau:

Tăng tương tác với khách hàng

Google Doanh Nghiệp Của Tôi cho phép bạn tương tác với khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể phản hồi đánh giá, cập nhật thông tin về doanh nghiệp và gửi tin nhắn trực tiếp cho khách hàng.

Nhờ đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng. Đặc biệt là tăng sự trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu của bạn. Quan hệ với khách hàng tốt chính là một bước đệm giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bạc và tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Quản lý thông tin doanh nghiệp

Mỗi khi khách hàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google, họ sẽ nhận được các nội dung liên quan như: Tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ,…

Từ đó, khách hàng hình dung một cách tổng quan về doanh nghiệp của bạn. Phần lớn khách hàng đều đánh giá cao các doanh nghiệp xác minh thông tin trên Google Doanh Nghiệp Của Tôi. Bằng cách này, bạn có thể tăng độ uy tín và tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Tăng khả năng hiển thị

Khi cập nhật hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi đầy đủ, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm địa phương của Google. Đồng nghĩa với việc là khi khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến khu vực của bạn, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ xuất hiện đầu trang kết quả tìm kiếm.

Việc này góp phần giúp doanh nghiệp của bạn tăng độ nhận diện và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tăng độ nhận diện doanh nghiệp của bạn

Với Google Doanh Nghiệp Của Tôi, bạn có thể theo dõi và xem chi tiết hình thức khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp. Bạn có thể xem được các thông tin như: Số điện thoại của người gọi đến,… Thông qua đó, doanh nghiệp của bạn dễ dàng tạo và theo dõi hiệu quả hoạt động truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng.

Cách đăng ký Google Doanh Nghiệp Của Tôi (Google My Business)

Google Doanh Nghiệp Của Tôi là công cụ tuyệt vời để khách hàng dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm thông tin doanh nghiệp của bạn trên Google. Thế nhưng bạn chưa biết cách thiết lập hồ sơ đúng cách? Vậy thì hãy thực hiện ngay các bước đăng ký cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện cung cấp thông tin doanh nghiệp của bạn

Bước đầu tiên trong việc đăng ký hồ sơ Google My Business chính là khai đầy đủ thông tin doanh nghiệp của bạn. Trong trường hợp bạn chưa được liệt kê trên Google, bạn cần tạo một danh sách mới.

Ngược lại, doanh nghiệp của bạn đã được liệt kê thì bạn chỉ cần khai báo đó là doanh nghiệp của mình. Bằng cách này, bạn dễ dàng quản lý thông tin doanh nghiệp của mình trên Google hơn. Bạn hãy truy cập vào đây để hoàn thiện các bước hướng dẫn để đăng ký.

Bước 2: Xác minh doanh nghiệp

Sau khi đã thực hiện khai báo thông tin, bạn cần xác minh danh sách của mình. Google sẽ gửi đến cho bạn một mã xác minh. Thông thường là khoảng 14 ngày, Google sẽ gửi mã xác minh đến cho bạn. Khi nhận được mã, bạn cần nhanh chóng tiến hành nhập mã xác mình vào tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi.

Quá trình xác minh này nhằm đảm bảo rằng chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể quản lý danh sách của mình. Đồng thời, việc xác minh doanh nghiệp của bạn trên Google Maps có thể thực hiện bằng hai hình thức: Số điện thoại hoặc email. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà hệ thống của Google nhận diện được.

Bước 3: Cập nhật thông tin

Sau khi doanh nghiệp của bạn được xác minh, bạn hãy cập nhật thêm thông tin của doanh nghiệp vào hồ sơ Google My Business. Thông tin cập nhật bao gồm: Tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, website công ty, giờ làm việc và một số thông tin khác.

Bạn hãy cập nhật càng cụ thể, càng nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp càng tốt. Điều này sẽ giúp tối ưu việc tìm kiếm của khách hàng và dễ dàng liên hệ đến doanh nghiệp.

Mẹo tối ưu SEO cho tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi

Sau khi thiết lập xong tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi, bạn hãy tiến hành tối ưu hóa để hồ sơ đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là một số cách giúp bạn tối ưu hồ sơ Google My Business của mình:

Sử dụng từ khóa phù hợp trong phần mô tả doanh nghiệp

Ngay phần mô tả doanh nghiệp, bạn cần tận dụng để sử dụng ngay các từ khóa mô tả đến doanh nghiệp. Cách này sẽ giúp bạn cải thiện SEO địa phương của bạn. Đồng thời còn giúp cho việc tìm kiếm của khách hàng với doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là phần mô tả nên ngắn gọn và tập trung phần lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Tránh lan man, dài dòng sẽ khiến người đọc cảm thấy chán nản và lướt qua nhanh chóng.

Thân thiện với thiết bị di động

Theo nghiên cứu, khách hàng hiện nay hơn 70% sử dụng điện thoại để tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ. Bạn nên thiết lập giao diện hồ sơ phù hợp với thiết bị di động để tăng thứ hạng tìm kiếm.

Thêm ảnh và video

Việc cung cấp thêm ảnh và video giúp doanh nghiệp tăng độ hấp dẫn của tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi. Với hình ảnh sắc nét, ấn tượng sẽ giúp khách hàng bị thu hút. Tuy nhiên, hình ảnh của doanh nghiệp cần đảm bảo độ chất lượng, phù hợp với phần mô tả. Bạn cũng có thể bổ sung thêm video giới thiệu dịch vụ và sản phẩm để tăng độ phong phú.

Thu thập nhiều đánh giá hơn

Đánh giá khách quan từ khách hàng là yếu tố quan trọng trong SEO địa phương. Bạn nên khuyến khích khách hàng để lại những đánh giá/review trên trang hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi.

Để nhận được những phản hồi tích cực, bạn nên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất. Thông qua đó yêu cầu phản hồi từ khách hàng dễ dàng và khách quan hơn. Thậm chí một số khách hàng sẽ cung cấp cả hình ảnh liên quan, giúp hồ sơ của bạn phong phú và tin cậy hơn.

Sử dụng Google Posts để chia sẻ thông tin mới

Google Post cho phép bạn chia sẻ thông tin mới cập nhật về doanh nghiệp trực tiếp trên tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi. Đây là một cách tuyệt vời để bạn quảng bá các chương trình khuyến mãi, sản mới hoặc sự kiện đến với khách hàng.

Trong bài đăng, bạn hãy bổ sung thêm một lời kêu gọi hành động để tăng khả năng hành động của khách hàng.

Sử dụng Local Schema Markup

Local Schema Markup là cách để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin bổ sung về doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn như là địa chỉ, giờ làm việc và số điện thoại. Việc thêm markup giúp cho website của bạn cải thiện SEO địa phương. Đồng thời giúp cho khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cách phản hồi các review trên Google Doanh Nghiệp Của Tôi chuyên nghiệp

Như đã nói ở trên, việc đánh giá từ khách hàng là một phần quan trọng của hồ sơ Google My Business. Sau đây sẽ là một số lời khuyên để bạn phản hồi các đánh giá từ khách được chuyên nghiệp hơn:

Phản hồi tất cả các đánh giá

Khi thực hiện phản hồi, bạn cần đảm bảo trả lời tất cả đánh giá. Thậm chí đó là phản hồi tiêu cực. Hành động này sẽ thể hiện sự tiếp thu ý kiến, ghi nhận từ khách hàng. 

Thông qua đó, họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp của bạn quan tâm đến họ và hãy cam kết cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến cho khách hàng. Đồng thời, giải quyết các phản hồi tiêu cực để cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp.

Sử dụng lời nói chuyên nghiệp

Khi phản hồi các đánh giá, bạn nên sử dụng lời nói chuyên nghiệp. Điều này giúp khách hàng cảm thấy bản thân được tôn trọng và thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Sử dụng thông tin Insights trên Google Doanh Nghiệp Của Tôi

Google Doanh Nghiệp Của Tôi cung cấp một lượng lớn dữ liệu về cách khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp. Dưới đây là một số mẹo để bạn sử dụng các thông tin này hữu ích trong việc theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp:

Theo dõi lượt xem hồ sơ

Lượt xem hồ sơ Google My Business sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về số lượng khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp của bạn trên Google. Việc theo dõi sẽ giúp bạn cập nhật xu hướng hoặc thay đổi vào từng khoảng thời gian dễ dàng hơn.

Theo dõi các truy vấn tìm kiếm

Hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi cũng cung cấp các thông tin về lượt truy vấn dẫn đến khách hàng tìm thấy doanh nghiệp. Bạn hãy sử dụng các thông tin này để tối ưu hóa hồ sơ và tăng độ SEO địa phương.

Theo dõi các hoạt động của khách hàng

Việc theo dõi hành động của khách hàng trên hồ sơ Google My Business giúp bạn chọn lọc được rất nhiều thông tin. Họ có gọi trực tiếp đến doanh nghiệp từ danh sách của bạn không? Họ có thực hiện nhấp qua website của bạn không? Từ những hành động này giúp cho doanh nghiệp của bạn thấu hiểu khách hàng hơn và đưa ra những chiến lược tiếp thị tốt hơn.

Tích hợp hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi với các kênh marketing khác

Ngoài những lợi ích trên, Google Doanh Nghiệp Của Tôi cũng chí là một trong những công cụ hỗ trợ tiếp thị kỹ thuật số. Để tăng thêm tính tối ưu, bạn hãy tích hợp nó với các kênh marketing khác:

Chia sẻ hồ sơ trên các trang mạng xã hội

Mạng xã hội làm một “mảnh đất màu mỡ” để bạn thu hút khách hàng tiềm năng biết đến doanh nghiệp. Việc chia sẻ hồ sơ Google My Business lên mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng rộng hơn. Thông qua đó có thể nắm bắt, tiếp cận và xây dựng thương hiệu trực tuyến cho doanh nghiệp.

Sử dụng Google Ads

Google Ads là một cách tuyệt vời giúp bổ sung cho hồ Google My Business của bạn. Bạn hãy sử dụng công cụ để hướng đến các từ khóa cụ thể. Đồng thời tạo lưu lượng truy cập đến website hoặc tài khoản Google Doanh Nghiệp Của Tôi.

Sử dụng email marketing

Email marketing là một trong những cách tiếp thị hiệu quả trong thời đại công nghệ số. Bạn có thể tận dụng cách này để quảng bá hồ sơ Google My Business của bạn. Bạn có thể chia sẻ thông tin cập nhật, ưu đãi đến với khách hàng nhanh chóng.

Những sai lầm khi sử dụng Google Doanh Nghiệp Của Tôi

Trong việc thiết lập tài khoản, bạn sẽ khó tránh gặp phải một số sai lầm khi sử dụng Google My Business. Sau đây là một số cách khắc phục khi bạn gặp những sai lầm:

Bỏ qua cập nhật hồ sơ của bạn

Một số doanh nghiệp vì bận rộn đã lãng quên việc cập nhật hồ sơ. Những hành động này sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn giảm hiệu quả và ít khách hàng. Thế nên bạn cần đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên trên hồ sơ Google My Business chính xác và nhanh chóng.

Bỏ qua những đánh giá tiêu cực

Thông thường bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những phản hồi tích cực để trả lời, và bỏ qua các phản hồi tiêu cực. Bạn nghĩ những phản hồi này khó giải quyết nên lựa chọn cách ngó lơ. Thế nhưng bạn có thể “lật ngược” vấn đề khi phản hồi các đánh giá tiêu cực.

Khách hàng sau khi thấy doanh nghiệp của bạn tiếp thu ý kiến và đưa ra cách khắc phục thì họ sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng. Từ đó có thiện cảm và tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Sử dụng quá nhiều từ khóa

Trong phần mô tả, bạn không nên lạm dụng việc đưa quá nhiều từ khóa vào đấy. Việc này sẽ khiến cho hồ sơ Google Doanh Nghiệp Của Tôi của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là SEO địa phương của bạn. Bạn hãy sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên nhất, tránh gò bó khiến câu văn và hồ bị ảnh hưởng.

Rate this post

Sign Up for Our Newsletters

Get notified of the best deals on our WordPress themes.

You May Also Like

Làm thế nào để sửa lỗi 0x0 0x0? 4 giải pháp hữu hiệu cho bạn

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

SEO cho website mới, 10 bước cần chuẩn bị

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Web Responsive là gì? Bạn đã biết các điều tuyệt vời của Responsive chưa?

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Tối ưu Landing page chuẩn giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…