Bạn đã bao giờ gặp câu chuyện là bạn có một danh sách email khách hàng của mình, bạn có thể cũng biết sử dụng các công cụ để gửi email tới họ, nhưng lại không biết gửi nội dung gì cho họ, bắt đầu gửi từ đâu? Tôi cũng từng vậy.

Tôi cảm thấy sản phẩm của mình đem lại giá trị tốt cho khách hàng, cách chúng tôi phục vụ khách hàng được đánh giá cao, và giá sản phẩm tốt,..nhưng tôi không biết diễn tả những điều đó như thế nào trong email để truyền đạt tới khách hàng của mình một cách tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta cùng làm rõ chiến dịch email nhỏ giọt (DRIP) là gì, những gì chúng ta có thể làm và cách để tạo ra một chiến dịch hoạt động hiệu quả.

Drip email là gì?

Drip email là một hình thức tiếp cận khách hàng tự động. Nó bao gồm các email được gửi tự động đến khách hàng tiềm năng sau khi họ thực hiện một hành động cụ thể.

Ví dụ: Nếu khách hàng tiềm năng của bạn tải xuống bản báo cáo các phương pháp hay nhất để tuyển dụng, bạn có thể đưa họ vào danh sách để chạy một campaign Drip email chia sẻ những nội dung tuyển dụng liên quan mà họ có thể quan tâm. Email cuối cùng có thể chứa nút kêu gọi hành động (CTA) để đăng ký sử dụng thử dịch vụ tư vấn tuyển dụng của bạn.

Bạn có thể thực hiện một campaign Drip email cho bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào: nó giúp nuôi dưỡng Cold Leads của bạn, chuyển đổi họ từ người đăng ký nhận bản tin trên blog, thành một Qualified Lead. Không giới hạn nào đối với campaign Drip email mà bạn có thể tạo.

drip email la gi

Các bước để tạo một chiến dịch Drip email

1. Chọn một ứng dụng để khởi chạy Drip email

Việc đầu tiên là bạn cần chọn cho mình một phần mềm để chạy chiến dịch email tự động, có thể là Hubspot, Mailchimp, Sendgrid, MailJet,…bất cứ hệ thống nào bạn có thể thuận tiện sử dụng đều được. Có điều, nếu tốt nhất bạn nên sử dụng một hệ thống tích hợp liền mạch với CRM của bạn, vì như vậy dữ liệu của bạn sẽ đồng bộ và dễ quản lý hơn.

Một điều quan trọng, việc cá nhân hóa email rất quan trọng – đừng để 2 khách hàng cùng nhận 1 email giống hệt nhau, ít nhất lời chào hoặc tiêu đề của email phải hướng tới người đó.

2. Xác định mục tiêu

Có rất nhiều mục tiêu cần đặt ra cho mỗi giai đoạn chuyển đổi của khách hàng, nhưng đa số lại quá vội vàng muốn bán hàng ở ngay những email đầu tiên, việc đó giống như việc bạn bỏ ra 10.000đ mua 1 tờ vé số và có cơ hội trúng độc đắc vậy.

Bạn đang cố gắng thu hút lại sự chú ý của khách hàng cũ, đã lâu không liên lạc? hay nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng mới? hay bán chéo cho khách hàng hiện tại?

Quyết định hành động mà bạn muốn người đó thực hiện ở email cuối của chuỗi email và xác định bản đồ đường đi tới đó.

Bạn hãy tự hỏi xem mục tiêu nào dưới đây có thể phù hợp với bạn:

  • Quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ mới
  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Thu thập phản hồi của khách hàng
  • Tăng doanh thu
  • Tăng tương tác
  • Thúc đẩy lượt đăng ký cho một sự kiện sắp tới

Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình cho chiến dịch, hãy nghĩ xem bạn sẽ chia email segmentation như thế nào cho phù hợp với từng mục tiêu.

3. Xác định đối tượng mục tiêu

Email marketing đúng người, đúng thời điểm là điều mà ai cũng mong muốn. Để làm được điều đó, trước tiên bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để tìm hiểu:

  • Hàng động nào giúp đối tượng mục tiêu nhìn thấy họ trong nội dung email?
  • Nỗi đau của họ là gì?
  • Mục tiêu của họ là gì?
  • Điều gì gây chú ý với họ khi họ đang làm việc?
  • Tại sao họ hủy đăng ký, hoặc xóa email của bạn gửi?
  • Tôi hi vọng họ sẽ làm điều gì sau khi đọc một trong những email của tôi gửi?

Khi bạn đã trả lời được hết các câu hỏi này, bạn nên có một ý tưởng về những người bạn sẽ nhắm mục tiêu, cách bạn phân khúc đối tượng và cách tiếp cận để cung cấp giá trị tốt nhất cho họ.

4. Thiết kế các điểm chạm khách hàng

Việc gửi quá nhiều email dẫn tới chiến dịch của bạn trở nên “rác”. Gửi quá ít dẫn tới việc cung cấp thông tin không liền mạch. Mỗi tuần 1 email là con số phù hợp.

Các công ty B2B có thể nghĩ tới việc gửi nhiều hơn một chút, nhưng không nên quá 5 email mỗi tháng.

Một chiến dịch Drip email có thể kéo dài từ 4 đến 11 email, được gửi cách nhau 4, 7 hoặc 14 ngày. Hãy tự quyết định số lần gửi để thu hút khách hàng của bạn một cách hiệu quả.

5. Viết và tôi ưu nội dung 

Mỗi ngày, tôi đã nhận được rất nhiều email quảng cáo các sản phẩm dịch vụ khác nhau, và 99% trong số đó là thư rác.
Họ gửi email cho tôi nhìn như thế này:

Đây là một email rác, gửi hàng loạt và không 1 chút tối ưu nào dành cho khách hàng.

Các lỗi cơ bản:

  • Tên email gây hiểm nhầm dẫn đến sự lo lắng của khách hàng.
  • Tiêu đề không được cá nhân hóa.
  • Bố cục nội dung, font chữ, màu sắc không phù hợp và không được cá nhân hóa.

Chắc rằng, tôi sẽ đánh SPAM email này ngay lập tức. Bạn không muốn khách hàng của mình cũng đưa email của bạn vào spam ngay lần đầu tiên chứ?

Việc tối ưu hóa và cá nhân hóa email là việc quan trọng số 1, hãy để khách hàng của bạn được cảm thấy họ trong email, đích danh họ là người nhận chứ không phải một ai khác.

6. Kiểm tra và phân loại

Sau khi gửi email của bạn, việc thường xuyên theo dõi hiệu suất chiến dịch giúp bạn phân loại được ai là người thật sự muốn nhận những email tiếp theo của bạn.

Những khách hàng đã thực hiện hành động mà bạn mong muốn cũng nên được đưa ra khỏi danh sách gửi. Thật tệ khi họ đã thực hiện mua hàng của bạn nhưng vẫn nhận được những email nuôi dưỡng ban đầu.

Các phương pháp Drip email

1. Cung cấp nhiều thông tin, nhưng ngắn gọn

Nội dung dài có thể hữu ích ở một số loại email cụ thể, nhưng không phải tất cả. Ví dụ nếu khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm hiểu về Automation marketing là gì, thì một bài hướng dẫn dài là cần thiết. Nhưng nếu họ đang muốn tìm hiểu về dịch vụ Automation Marketing, thì nội dung ngắn sẽ tốt hơn, thường 2 đến 3 đoạn văn là phù hợp.

2. Hãy thêm nút CTA hoặc câu hỏi mở ở cuối email

Cho dù bạn mong muốn khách hàng tiềm năng của mình đăng ký tư vấn, lên lịch hẹn gặp,..hay bất cứ hành động nào bạn cũng cần đưa CTA vào cuối mỗi email. Họ cần được biết “tôi cần làm gì tiếp theo” ở cuối mỗi email.

CTA cần điều chỉnh phù hợp với mỗi mục tiêu ở từng giao đoạn của hành trình mua hàng.

3. Gửi email vào thứ 6

Có rất nhiều tranh cãi trong việc gửi email vào giờ nào, ngày nào hiệu quả, bạn có thể thấy nhiều hướng dẫn trên Google.

Theo nghiên cứu từ Campaign Monitor khi gửi email vào thứ 6 hàng tuần có tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp cao nhất với tỷ lệ là 18,9% và 2,7%. Thứ 7 là ngày bạn không nên gửi.

Đôi khi các thống kê giúp bạn có góc nhìn tổng quan, nhưng thực tế bạn có thể cần điều chỉnh lại cho từng tệp khách hàng của bạn dựa vào nghiên cứu tệp của riêng bạn.

4. Thời gian A/b Testing

Cũng theo các thống kê, thời gian gửi sáng sớm (thậm chí là 4h sáng) là thời gian gửi có hiệu quả cao, vì hầu hết mọi người kiểm tra email của họ vào đầu giờ làm việc buổi sáng khoảng 9h.

5. Theo dõi tỷ lệ mở, Click

Bạn sẽ tìm thấy các thống kê tỷ lệ mở email (open rates), tỷ lệ nhấp vào link (ctr) và Click-to-Open rates trong các thống kê của chiến dịch.

Theo dõi sát các thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng email của mình. Tiêu đề, nội dung,.. có thu hút khách hàng không.

6. Tiếp tục Follow-up khi khách hàng không phản hồi

Khi khách hàng của bạn chưa phản hồi, đây chưa phải là lúc dừng lại và cho rằng ngời đó không quan tâm tới bạn. Gửi email tiếp theo tới họ sẽ không gây phiền nhiễu nếu bạn đang thật sự đang mang lại một giá trị.

Nếu bạn không thể có được hành động mong đợi trong 2 tới 3 lần thử, bạn nên xóa khách hàng khỏi chuỗi email tiếp theo.

Rate this post

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận bài viết mới qua email của bạn.

Bạn có thể thích

B2B marketing là gì, ý nghĩa của B2B marketing

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Quảng cáo Gmail ADS là gì? 4 lý do chọn quảng cáo trong Gmail

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Cách gửi email hàng loạt: gửi 10.000 email với Gmail (2022)

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Chạy quảng cáo TikTok: Cách hoạt động, Chi phí và Quy trình xem xét

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…