Tăng tốc độ tải trang - PageSpeed insights

Chào bạn, trong bài viết B2B Marketing chúng tôi đã đề cập tới việc cải thiện thời gian tải trang web là yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO. Khi nói tới hiệu quả của SEO hay lớn hơn là hiệu quả cuả Digital marketing, khi khách hàng của bạn truy cập website của bạn mà thời gian họ chờ quá lâu, thì quả thật là lần truy cập đó khá vô nghĩa, vì họ sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài và đi tìm đối thủ cuả bạn.

Chắc hẳn bạn không muốn điều đó sảy ra đúng ko? trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích tốc độ tải trang (pagespeed) là gì? tại sao nó lại quan trọng và giúp bạn cách đo tốc độ tải trang.

Ngoài ra, nếu website của bạn đang chưa có tốc độ tải đủ nhanh, chúng tôi giới thiệu tới bạn những cách cải thiện Pagespeed. Đừng lo lắng bạn không cần là lập trình viên hay chuyên gia, hướng dẫn của chúng tôi bạn có thể làm theo dễ dàng.

Tốc độ tải trang – PageSpeed là gì?

Tốc độ tải trang – PageSeed là việc nói đến thời gian tải nội dung khi người dùng truy cập vào một trang nội dung nào đó trên của bạn. Không nên nhầm lẫn với Website Speed, đó là thời gian tải toàn bộ website của bạn.

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tải nội dung 1 trang. Một số điều dưới đây được đánh giá là quan trọng:

  • Số lượng hình ảnh, video, và dung lượng của chúng
  • Giao diện, các module được cài đặt vào trang web
  • Mã nguồn của website.
  • Máy chủ lưu trữ website, bao gồm sức mạnh máy chủ và vị trí đặt máy chủ

Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tải trang của bạn, nó ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng (UX). Nếu trang nội dung của bạn chậm, tỉ lệ cao là khách truy cập sẽ tắt nó sau đâu đó tầm 5s.

Việc này không chỉ ảnh hưởng tới SEO, mà kể cả khi bạn dùng các công cụ quảng cáo trả tiền khác như Quảng cáo Google, Quảng cáo Tiktok,…hay bất cứ công cụ nào đem khách hàng tới trang web của bạn, nếu tỉ lệ thoát cao – đương nhiêu tỉ lệ ROI của bạn sẽ rất tệ.

Tại sao PageSpeed lại quan trọng?

Đối với thời gian chờ của người dùng khi họ truy cập trang web của bạn, thì càng nhanh càng tốt, kể cả đó là 1s thì cũng cực kỳ quan trọng. Trên thực tế, theo nghiên cứu từ Google cho thấy khi thời gian tải trang tăng từ 1 đến 3s thì tỉ lệ thoát (Bounce rate) tăng lên 32%.

Nếu trang web của bạn cần 5s để tải xong nội dung, tỉ lệ thoát tăng lên tới 90%:

Tốc độ tải trang - PageSpeed

Nguồn hình ảnh

Như bạn thấy đấy, nếu thời gian tải trang của bạn nhanh hơn được 1s, đồng nghĩa với việc làm tăng đáng kể cơ hội để khách hàng tìm hiểu nhiều hơn về doanh nghiệp bạn. Ngược lại nếu nó chậm hơn 1s, khả năng cao là bạn chắc mất khách hàng đó.

Về yếu tố kỹ thuật, tốc độ tải trang giúp ích khá nhiều cho các chiến dịch SEO tổng thể website của bạn. Google xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên trải nghiệm người dùng (UX) là một yếu tố quan trọng hàng đầu – Thời gian tải trang tốt hơn thì trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Từ đó, nếu bạn cần một trang web hiệu quả, đầu tiên hãy nghĩ tới việc cải thiện tốc độ tại trang của bạn tốt nhất có thể.

Cách đo tốc độ tải trang bằng

Google PageSpeed ​​Insights là một công cụ tuyệt vời và được cung cấp bởi Google, nó giúp bạn có thể tự tin rằng khi sử dụng công cụ này các điều kiện Google đưa ra là thước đo tin cậy.

Để bắt đầu sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần truy cập theo địa chỉ: https://pagespeed.web.dev/

sau đó nhập URL trang web của mình vào và nhận đánh giá tốc độ tải trang.

Sau ít phút, Google PageSpeed Insights sẽ trả về kết quả đánh giá trang web của bạn như ví dụ dưới đây:

Kết quả kiểm tra Google Page Speed Insghts

Google PageSpeed Insights đưa ra thang điểm để đánh giá tốc độ tải trang như sau:

  • Thang điểm từ 0 – 49 điểm: Tốc độ tải trang rất tệ
  • Thang điểm từ 50 – 89 điểm: Tốc độ tải trang trung bình
  • Thang điểm từ 90 – 100: Tốc độ tải trang tốt

Để đạt được độ tối ưu trong tốc độ tải trang, theo kinh nghiệm của chúng tôi từ 95 điểm trở lên được coi là đã đạt.

Trong bảng phân tích của Google PageSpeed Insights có một số chỉ tiêu đánh giá bạn có thể quan tâm

Các chỉ tiêu đánh giá cuả Google PageSpeed Insights

First Contentful Paint: Là nội dung đầu tiên của trang web được hiển thị lên màn hình của người dùng.

Time to Interactive: TTI là chỉ số quan trọng, vì nó đánh giá thời gian người dùng cần phải chờ để bắt đầu thực hiện tương tác bất kỳ trên trang của bạn. Sẽ rất bực mình khi nội dung trang web của bạn đã hiện ra màn hình của người dùng, nhưng họ lại không thể tương tác được, và nếu TTI cao, điều đó có thể sẽ có thể sảy ra.

Speed Index: Chỉ số này cho biết tốc độ của nội dung trang web được hiển thị nhanh như thế nào, 1,25 mili giây được coi là tối ưu.

Total Blocking Time: Chỉ số TBT đo lường tổng thời gian giữa FCP và TTI. TBT là điểm số song hành cùng TTI, do nó định lượng mức độ nghiêm trọng của khoảng thời gian từ một trang không có khả năng tương tác đến khi nó tương tác ổn định.

Largest Contentful Paint: LCP là cách mà PageSpeed Insights đo lường khu vực nội dung lớn nhất hiển thị trên màn hình.

Cumulative Layout Shift: CLS là một chỉ số quan trọng, nó đo độ ổn định của bố cục trang web. Sự dịch chuyển bất ngờ của bất cứ thành phần nào trong trang web cũng có thể gây ra sự khó chịu cho người dùng.

Ví dụ như khi bạn đang đọc một bài báo, thì ở giữa khu vực nội dung xuất hiện banner quảng cáo, và nội dung bạn đang đọc bị đẩy xuống, rất khó chịu đúng không?

Cách cải thiện tốc độ tải trang web – PageSpeed

Bây giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng của tốc độ trang và cách kiểm tra hiệu suất trang web của mình, đã đến lúc bắt tay vào cải thiện chỉ số quan trọng này.

Với ý nghĩ đó, chúng ta hãy xem xét chín cách dễ dàng để làm cho các trang của bạn tải nhanh hơn.

1 – lựa chọn một nhà cung cấp Hosting phù hợp

Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (Hosting) mà bạn sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu suất trang web của bạn. Điều đó bao gồm tốc độ trang của nó.

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là sử dụng dịch vụ lưu trữ chất lượng kém để có giá rẻ hơn.

Hosting giá rẻ thường dẫn đến hiệu suất kém. Bạn có biết rằng, một nhà cung cấp hosting cung cấp một gói dịch vụ rẻ, điều đó có nghĩa họ đang chia sẻ tài nguyên máy chủ đó với hàng trăm hoặc hàng nghìn website khác nhau, điều đó thật dễ dàng dẫn đến máy chủ của họ quá tải thường xuyên, và hiển nhiên website của bạn cũng hoạt động ì ạch thường xuyên.

Vì vậy, bạn đừng tiếc một khoản đầu tư nhỏ hàng tháng mà làm mất đi rất nhiều công sức và tiền của cho các công việc quảng cáo trực tuyến khác để cố gắng kéo khách hàng tới website của mình – bạn sẽ mất trắng đó!

2 – Tối ưu hóa hình ảnh trên trang

Hình ảnh là một yếu tố không thể thiếu trên website của bạn, đôi khi càng nhiều hình ảnh website của bạn càng có thể hấp dẫn hoặc mô tả đầy đủ được nội dung tới người dùng hơn. Điều đó là nguyên nhân chính dẫn tới thời gian tải trang của bạn chậm -> Hãy tối ưu hình ảnh!

Bằng cách giảm kích thước hình ảnh, giảm độ phân giải phù hợp bạn sẽ giảm được kha khá dung lượng của hình ảnh.

Nếu bạn đang dùng WordPress, Plugin Imagify sẽ giúp bạn tối ưu hình ảnh tự động khi bạn tải lên trang web một cách tuyệt vời, với chi phí rẻ. Trường hợp bạn không dùng WordPress, bạn vẫn có thể sử dụng dịch vụ của Imagify, nhưng bạn cần truy cập vào website của họ để nén ảnh. Hoặc bạn có thể tìm kiếm trên Google bất cứ một ứng dụng nào giúp bạn giảm được dung lượng của hình ảnh, điều đó đều nên làm.

3 – Giảm tần suất chuyển hướng trang (redirect)

Chắc hẳn khi bạn truy cập vào một website nào đó, bạn sẽ không thích trang đích mà bạn truy cập ban đầu chuyển hướng tới một trang mới đúng không? mỗi lần một trang chuyển hướng tới một trang khác, nó sẽ làm tăng thời gian phản hồi yêu cầu HTTP.

Đôi khi, một số trang bạn không còn sử dụng nữa hoặc bạn chuyển tới sử dụng một tên miền mới, thì chuyển hướng là điều cần thiết.

Một gợi ý để giúp bạn giảm được số lần chuyển hướng trên website của mình: Hãy chắc chắn với URL nội dung của bạn tạo ra, và đừng sửa nó nếu không thật sự cần thiết.

4 – Sử dụng Cache cho website

Cache (bộ nhớ đệm) là cách hiệu quả nhất để tăng tốc độ tải trang web của bạn. Cache giúp lưu trữ các bản sảo của các files trên trang web của bạn, giảm thiểu công việc mà máy chủ phải làm để tạo ra nội dung trang web trên trình duyệt của bạn.

Bạn đã nghe nói tới Cloudflare chưa? tôi tin đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn để sử dụng.

Ngoài ra nếu bạn dùng WordPress, bạn có thể sử dụng plugin WP Rocket, một plugin bộ nhớ đệm mạnh mẽ giúp bạn tối ưu điểm PageSpeed Insights chỉ với vài cú nhấp chuột.

Điều bí mật cho bạn: Soga Digital sẽ tặng bạn bản plugin WP Rocket PRO và hỗ trợ cài đặt cho bạn miễn phí, đừng ngại đăng ký tại đây để tải về plugin và hướng dẫn nhé


5 – Bật cache cho trình duyệt

Bộ nhớ đệm của trình duyệt là một dạng bộ nhớ đệm khác mà bạn nên tận dụng. Phương pháp này cho phép trình duyệt của người dùng lưu trữ sẵn các bản sao của các file như hình ảnh, Css, Javascript,…vì thế khi người dùng truy cập lại website của bạn, trình duyệt của họ sẽ không cần tải lại tất cả các thành phần trang web, làm cho thời gian tải trang nhanh hơn.

Vẫn có thẻ sử dụng WP Rocket để làm điều này. Nếu không sử dụng WordPress, bạn nên đưa ra các yêu cầu này cho người xây dựng website cho bạn.

6 – Tối ưu hóa CSS và Javascript

Khi các lập trình viên xây dựng trang web cho bạn, họ sử dụng rất nhiều các file Css và Javascript. Điều đó dẫn tới việc khi người dùng truy cập trang, các file này sẽ lần lượt được tải về và tốn rất nhiều thời gian.

Phương pháp trì hoãn tải những css và javascript nhằm tối ưu tốc độ tải trang nhanh nhất có thể, trình duyệt của người dùng sẽ chỉ tải về những file cần thiết.

Đi kèm với việc tối ưu trì hoãn tải, việc giảm thiểu Css, Javascript và HTML cũng là công việc cần thiết. Điều này giúp loại bỏ các khoảng trắng, ký tự, comment không cần thiết trong các file css, html, javascript, giúp giảm dung lượng file.

Để làm việc này, chúng tôi vẫn kiến nghị bạn sử dụng WP Rocket nếu bạn sử dụng WordPress. Nếu bạn không sử dụng WordPress, bạn lại đề nghị người xây dựng website của mình làm việc này nhé, nó rất cần thiết đó!

7 – Sử dụng CDN

CDN là mạng phân phối nội dung với hàng trăm, ngàn máy chủ khác nhau đặt ở các thành phố, quốc gia khác nhau. Bằng cách lưu trữ và phân phối các bản sao nội dung trang web của bạn trên máy chủ phù hợp, khi người dùng ở khu vực  nào đó, họ sẽ nhận được nội dung tragn web từ máy chủ ở khu vực đó, giúp tốc độ tải trang nhanh hơn.

8 – Loại bỏ những Module/plugin không cần thiết

Với việc sử dụng rất nhiều các Module/Plugin không cần thiết, bạn đang vô tình làm cho máy chủ của bạn hoạt động mệt mỏi hơn, thời gian tải trang lâu hơn. Hãy loại bỏ hoặc tắt những plugin/module không sử dụng, website của bạn sẽ nhẹ hơn, tải nhanh hơn, và đôi khi là bảo mật hơn.

Như bạn thấy đấy, điều cuối cùng mà các doanh nghiệp cần là sự hài lòng của khách hàng – và điều đầu tiên họ tìm hiểu về doanh nghiệp bạn phần lớn là họ truy cập website của doanh nghiệp bạn. Bạn không muốn làm khách hàng chán nản ngay từ điểm chạm đầu tiên chứ?

Ngay bây giờ, hãy thử PageSpeed Insights website của bạn, và thực hiện tối ưu tốc độ tải trang nếu nó chưa tốt nhé.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận bài viết mới qua email của bạn.

Bạn có thể thích
google-index-la-gi

[WordPress SEO] Google Index là gì? Cách index Google ngay lập tức năm 2022

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

6 hình thức search maketing phổ biến nhất

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

Tìm hiểu Google Analytics là gì? Google Analytics 4 là gì?

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…

SEO cho website mới, 10 bước cần chuẩn bị

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung Hide…