6 Xu hướng Marketing Quyết Định Sự Thành Công Cho Doanh Nghiệp Của Bạn Trong Năm 2022
Marketing không còn là một từ ngữ quá xa lạ với tất cả mọi người nữa, nhưng không có nghĩa là ai cũng hiểu và áp dụng đúng cách. Mọi thứ đều phát triển đặc biệt là hậu Co-vid, chính vì thế Marketing cũng biến đổi theo thời đại và xuất hiện ra nhiều xu hướng mới trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vậy những xu hướng đó là gì? Làm sao để bắt kịp xu hướng và tăng lượng người dùng? Hãy cùng Vuottroi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
1. Conversational Marketing
Conversational Marketing hay còn gọi là "tiếp thị đàm thoại" giúp doanh nghiệp có thể tương tác với người dùng nhanh chóng bằng Chatbot (Trợ lý của AI). Bạn có thể thấy Facebook, Twitter hay một số website có tính năng chatbot chính là một cách phổ biến trong những chiến dịch marketing chỉ với một cú nhấn chuột.
Tại sao Conversational Marketing lại hiệu quả?
Nghiên cứu của IBM cho thấy 70% người dùng mong đợi được giải đáp câu hỏi và các thắc của họ tức thì. Đối với một số nhà tiếp thị đó là cách để tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng mạnh mẽ.
Không những thế công nghệ AI và Chatbot hoạt động rất tốt trong việc thu thông tin và dữ liệu người dùng để bạn có thể dễ dàng đáp ứng được người dùng cũng như hiểu được họ.
Làm sao để ứng dụng Conversational Marketing?
Chatbot được hoạt động nhờ AI (Trí tuệ nhân tạo) và giúp doanh nghiệp tự động trả lời khách hàng theo từng bước. Bạn hoàn toàn có thể thiết lập tin nhắn tự động bằng những câu hỏi đơn giản để dễ dàng tương tác với khách hàng.
2. Cá nhân hóa nội dung người dùng để hiển thị nội dung phù hợp.
Như tên đã nêu trên, là những nội dung cá nhân hóa và phù hợp với người dùng. Bạn có thể thấy trên vài nền tảng như khi người dùng tham gia Shopee, sẽ hiển thị những nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà người dùng hứng thú và năm trong lịch sử mua hàng; Netflix đề xuất những bộ phim tương tự mà bạn đã xem qua và shopify cũng tương tự vậy…Thuật toán Youtube và Facebook hiển thị những nội dung phù hợp trên newfeed,...
Tại sao cá nhân hoá nội dung người dùng lại hiệu quả?
Nội dung được cá nhân hóa đang trở nên xu hướng vì nhu cầu con người càng tăng cao và càng sống ảo, đặc biệt từ những ngày “Lockdown” hay còn gọi là “ở nhà vì Covid-19”. Dữ liệu Hubspot cho thấy 74% người tiêu dùng thất vọng vì không có nội dung liên quan đến lợi ích của họ. Không những thế, mọi người tiếp xúc quá nhiều với thiết bị trong những ngày “Lockdown”, người dùng dần “miễn dịch” với một số nội dung.
Vì vậy, nếu cá nhân hóa nội dung, thương hiệu sẽ nổi bật khi trò chuyện với người dùng với thông tin liên quan đến họ. Theo dữ liệu Hubspot, gần 100,000 CTAs (Lời kêu gọi hành động) trong suốt một năm qua và cho thấy 43% đến từ cú click vào CTAs vì họ không cá nhân hóa nội dung.
Làm sao để cá nhân hóa người dùng với đúng nội dung họ cần?
Bạn phải hiểu sản phẩm cũng như đối tượng người dùng của bạn, từ đó bạn có thể cá nhân hóa được nội dung bằng việc thu thập thông tin người dùng thông qua những dữ liệu, công nghệ AI mạnh mẽ…Sau khi cá nhân hóa, bạn sẽ rất dễ dàng nắm được công chúng và tạo uy tín cho thương hiệu.
3. Influencer Marketing
Với những người nổi tiếng (KOL), tầm ảnh hưởng của họ góp phần cho chiến dịch Marketing của bạn hoạt động tốt hơn qua những nền tảng như Tik Tok, Instagram, Youtube…Thương hiệu bạn có thể được nhiều người biết khi các Influencer đăng nội dung có sự tương tác với sản phẩm của bạn.
Tại sao Influencer Marketing lại hiệu quả?
Có một số KOL hiểu rõ người xem cũng như họ chuyên về một thị trường cụ thể, thì lại càng dễ dàng cho các nhà tiếp thị nhắm được đối tượng mà mình hướng tới. Điều đó, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí chạy quảng cáo
Không những vậy, người xem có xu hướng phản ứng với sản phẩm được KOL đề nghị khi họ là một trong những người xem trung thành hoặc thậm chí chỉ là người xem bình thường.
Làm sao để ứng dụng được Influencer Marketing?
Doanh nghiệp có thể dùng những từ khóa, hashtag để KOL trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các Agency có sức ảnh hưởng. Bên cạnh đó, trước khi liên hệ với KOL, bạn cần phải hiểu khán giả của mình cũng sản phẩm của mình. Những người có tầm ảnh hưởng sẽ đăng ảnh hoặc video của chính họ bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để tiếp thị người dùng.
4. Content Marketing
Ngày nay, các chiến lược tiếp thị bên ngoài hoặc tiếp thị làm gián đoạn khán giả thường không được công hưởng và hiệu quả cao. Nên chúng ta cần truyền tải nội dung một cách tự nhiên bằng cách kể một câu chuyện hấp dẫn và tạo giá trị cho người xem trước khi giới thiệu thương hiệu.
Đó là quá trình sáng tạo, chỉnh sửa, phân phối, chia sẻ và đăng nội dung trên những kênh truyền thông như blog, trang web, podcast, ứng dụng,...mục đích chính là tạo nhận thức, sự tương tác, mối quan hệ giữa thương hiệu và công chúng.
Tại sao Content Marketing lại hiệu quả?
Khi chúng ta tạo giá trị cho người xem bằng sự giáo dục và những kiến thức bổ ích, rất dễ dàng để chúng ta tạo mối quan hệ và tìm thấy khách hàng tiềm năng bởi chúng ta nhận được sự tin tưởng khi cho đi giá trị trước. Từ đó có thể dẫn dắt họ về lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Làm sao để ứng dụng Content Marketing với doanh nghiệp?
Content ở đây không chỉ là nội dung viết mà còn là nội dung của video, podcast…tóm lại là ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt đến người xem. Vậy bạn chỉ cần hiểu rõ lợi ích của sản phẩm và vấn đề người dùng, bạn có thể tạo ra những nội dung mang giá trị đến người xem và họ có thể áp dụng chúng trong cuộc sống. Nhưng cũng đừng quên tương tác với người xem để hiểu rõ và cải thiện doanh nghiệp của bạn.
Từ đó, dễ dàng tạo mối quan hệ giữa thương hiệu và công chúng mang lại nhiều khách hàng tiềm năng cho bạn.
5. Tiếp thị tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Marketing)
61% nhà tiếp thị cho hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một trong những chiến lược quan trọng trong việc tạo sự hiện diện của thương hiệu đứng đầu tìm kiếm trên một nền tảng nào đó. Hiểu đơn giản hơn là họ tối ưu những từ khóa để dễ dàng trong việc tìm kiếm một thương hiệu hoặc thông tin nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu người xem.
Tại sao SEO lại hiệu quả?
Khi những từ khóa được tối ưu, thương hiệu bạn có thể xếp hạng đầu và người dùng dễ dàng tìm thấy bạn. Người xem dễ dàng tìm được cái họ đang cần cũng như tìm được những nội dung bạn muốn tiếp thị, rất dễ dàng tiếp cận được người xem khi chúng hiện lên đầu tiên. Tăng hiệu quả cho chiến lược tiếp thị và dữ liệu truy cập của thương hiệu.
Làm sao để áp dụng Tiếp thị tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Marketing)?
Hiểu rõ sản phẩm của bạn, vấn đề người xem cũng như hành vi tìm kiếm của họ. Cách họ tìm kiếm thông tin và từ khóa như thế nào? Doanh nghiệp có thể chọn lọc ra những từ khóa phù hợp được tìm kiếm hàng đầu và đưa vào nội dung để tiếp cận người dùng. Ví dụ như từ khóa chính; từ khóa thương hiệu; từ khóa phụ; từ khóa đuôi dài…
6. Công nghệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI)
Thường được ví như trí tuệ nhân tạo, nó có thể nhận diện giọng nói và tự đưa ra quyết định. Trong tiếp thị, loại công nghệ này phân tích hành vi tiếp theo của người dùng dựa trên lịch sử mua hàng và các dữ liệu thông số khác. Công nghệ này giúp cho các nhà tiếp thị tối ưu được hành trình mua hàng của người dùng, cải thiện điểm yếu trên hành trình ấy.
Công nghệ này chính là công cụ đứng đằng sau các Chatbot và cá nhân hóa nội dung cho người dùng.
Tại sao AI lại hiệu quả?
AI giúp những những nhà tiếp thị có thể phân tích và xem xét thông tin người xem của mình bằng một lượng dữ liệu vô hạn do AI cung cấp. Các nhà tiếp thị có thể mở rộng khả năng hiểu biết về người dùng cũng như hành vi của họ. Từ đó, dự đoán được động thái của người dùng, các nhà tiếp thị có thể đưa ra những chiến lược hiệu quả để tiếp cận những đối tượng mới, tăng tỷ lệ chuyển đổi và ROI cho thương hiệu.
AI tự động lặp đi lặp lại quá trình tiếp thị và chăm sóc người dùng của bạn để giúp doanh nghiệp có thể giải phóng đội tiếp thị để tập trung tối ưu hóa chiến lược. Tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro khi chạy quảng cáo.
Làm sao để ứng dụng Công nghệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI)?
Đa số những phần mềm phổ biến hiện nay đều tận dụng AI, vì vậy doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn công cụ phù hợp với chiến lược của mình. Quan trọng là mục tiêu và đối tượng hướng tới của doanh nghiệp bạn. Tính năng Chatbot, chiến dịch PPC,...là một trong những ví dụ điển hình.