8 Cách Để Tránh Gửi Email Rác Và Cải Thiện Khả Năng Gửi Email Của Bạn

Việc gửi email là một trong những chiến dịch tìm khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Thậm chí, một số doanh nghiệp tạo những email tự động gửi cho danh sách khách hàng của họ chỉ với một cú chuột. Thế nên, trong quá trình gửi email, doanh nghiệp chắc chắn không ít gặp phải vấn đề email bị đưa vào danh sách spam hoặc thư rác của khách hàng và không phải doanh nghiệp nào cũng có xử lý được. Vậy phải làm sao để xử lý vấn đề phổ biến này?

8-cach-de-tranh-gui-email-rac-va-cai-thien-kha-nang-gui-email-cua-ban


Spam là gì?

Spam là thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trên Facebook, email…Mục đích là cho người nhận thư hoặc tin nhắn có cơ hội chọn lọc ra những nội dung cần thiết, không cần thiết và không muốn được nhận. Hiểu đơn giản hơn nếu như bạn liên tục gửi thư cho ai đó và họ không muốn nhận, bạn đang spam và có thể bị đưa vào mục spam trong danh sách nhận thư của họ, nếu không muốn gặp tình trạng tương tự, 8 cách sau sẽ giúp bạn tránh được việc đó.

1. Lựa chọn khách hàng thật sự có nhu cầu

Bạn có thể mua danh sách gửi email nhưng đó không phải là một ý kiến hay. Người nhận không thật sự có nhu cầu và biết đến bạn là ai. Họ thậm chí có khả năng không muốn nhận email từ bạn và đưa bạn vào mục thư rác, điều đó bất lợi cho cả hai bên nên bạn hãy chọn lọc người nhận.



2. Không in hoa cả câu tiêu đề (subject line)

Viết in hoa cả câu tiêu đề có thể sẽ bắt sự chú ý rất tốt nhưng nó tạo cảm giác cho người xem bạn đang la hét vào họ và có thể người xem cảm giác khó chịu. Thay vì viết in hoa để gây chú ý người xem, bạn có thể cá nhân hóa người dùng và tạo những câu tiêu đề thật sự hấp dẫn.

3. Không dùng dấu chấm than

Một cách để làm email bạn không chuyên nghiệp và trông giống spam hơn đó là dùng dấu câu chấm than ở câu tiêu đề. Đa số người dùng luôn đọc câu tiêu đề trước khi xác nhận đọc một email nào đó nên câu tiêu đề đóng vai trò gây ấn tượng với người đọc rất nhiều.

4. Theo dõi số liệu tương tác email

Những con số không bao giờ sai và đây là cách hiểu rõ được chiến dịch cũng như nội dung email của bạn có hoạt động không. Khi quan sát dữ liệu, đừng hoảng sợ nếu có xu hướng tiêu cực, bạn có thể bình tĩnh và xử lý vấn đề nhanh chóng. Ví dụ trong tần số tỷ lệ mở giảm, lúc này bạn nên xem lại nội dung của mình đã đủ thu hút người xem chưa.
Một số điều bạn nên chú ý:
- Khiếu nại spam
- Tỷ lệ mở
- Tỷ lệ nhấp qua
- Tỷ lệ gửi thư

5. Xác nhận người viết thư

Khi người nhận thư không biết là ai là viết, ai là người gửi, sẽ rất khó để họ tin tưởng người đọc hoặc thậm chí là họ chẳng có lý do để tiếp tục đọc. Tương tự như vậy, việc giới thiệu bản thân và xác nhận với người xem ai là người gửi thư cũng quan trọng không kém. Tạo cho người xem sự tin tưởng và sự tôn trọng của bạn.

6. Tránh viết email có từ ngữ spam

Một người bán hàng không phải bán sản phẩm mà là đang giải quyết nhu cầu cho khách hàng, họ phải có nhu cầu mới đến tìm bạn. Tương tự như vậy, một người viết email chân chính tập trung vào giải quyết nhu cầu, nghĩa là cho họ giá trị và tạo lòng tin trước sau đó dẫn dắt vào lợi ích của sản phẩm. Không phải mới vào bạn đã giới thiệu ưu đãi, sản phẩm…Điều đó rất khó để bạn tăng doanh thu và dễ đưa bạn vào mục spam hay thư rác của họ.

7. Dùng công cụ check thư rác - Checker Spam

Một checker spam là một công cụ trực tuyến để bạn kiểm tra email của bạn. Sau khi hoàn thành email, công cụ này có thể giúp bạn kiểm tra xem email của bạn có đánh dấu thư rác hay spam không để chắc chắn rằng không có chuyện buồn xảy ra với thư của bạn khi gửi đến người nhận.

8. Nhắm đúng mục tiêu

Điều quan trọng khi gửi email là gửi đúng người đúng thời điểm. Nội dung của bạn có tuyệt vời đến mấy nhưng không ai đọc thì chiến dịch bạn cũng không hoạt động tốt. Đó là lý do vì sao bạn cần chọn lọc những khách hàng đã biết đến bạn hoặc có sự chú ý đến thương hiệu của bạn, điều đó rất dễ dàng để bạn chốt đơn với họ

30/05/2022
785 lượt