Những ngành hàng nào nên đầu tư vào Social Media Marketing và Social Listening

Các nhà tiếp thị ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đầu tư vào social media. Theo thống kê của Buzzmetrics – giải pháp social listening đang được dùng bởi các tập đoàn lớn Samsung, Coca-Cola, Unilever và các Agencies global như Ogilvy, Maxus, Leo Burnett, Phibious, Performics… thì có đến 130 tập đoàn lớn ở Việt Nam và chỉ gần 60 trong số này hiện đã thử hoặc đang dùng social media marketing và social listening.

nhung-nganh-hang-nao-nen-dau-tu-vao-social-media-marketing-va-social-listening

Trong khi đó, social media marketing gần như đã trở thành một phần không thể thiếu của các chiến dịch digital marketing và social media listening được các nước phát triển cho là một trong 5 xu hướng của lĩnh vực digital marketing trong năm 2014.

Có 2 lý do chính tại sao các Thương hiệu chưa đầu tư vào Social Media Marketing: 1. Social Media không đo lường hiệu quả như những media khác và 2. Sự e ngại về khủng hoảng truyền thông.

  1. Social Media không đo lường hiệu quả như những media khác

Để đo lường và so sánh hiệu quả cho các hình thức media truyền thống, nhà tiếp thị thường sử dụng GRP (Gross Rating Points). Tất cả các hình thức media từ TV, báo, đài đến online banner đều có thể so sánh bằng 2 chí số cấu thành nên GRP: Reach (độ phủ) và Frequency (tần suất). Nhưng trên social, trừ khi là chủ sở hữu của forum hay facebook page, marketer không thể biết được một post tạo ra được xem bởi bao nhiêu người và người đó đã xem post bao nhiêu lần. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Paid và Earned media (social media). Điều này khiến cho việc quản lý hiệu quả trên toàn bộ các kênh social media sẽ không thống nhất với các kênh truyền thống.

Hiệu quả của Social Media được đo bằng một tổ hợp các chí số riêng: Tổng số thảo luận về Brand trong ngành hàng (Branded Buzz Volume), Thị phần thảo luận (Share of Voice), Chỉ số cảm xúc (Sentiment). Cũng khó để thống kê 100% chính xác được demographics của người viết thảo luận vì không phải ai trên social cũng tiết lộ giới tính và địa điểm của mình. Và mặc dù social media thay đổi toàn bộ cơ chế marketing, không có một phương pháp nào đo lường được chính xác sự hiệu quả của nó trong việc tạo doanh thu.

Phỏng vấn các công ty Fortune 1000 – Kế hoạch cho Social Media năm 2014 là gì?

 

  1. Các thương hiệu phải có khả năng quản lý rủi ro trên Social trước khi thực hiện Social Media Marketing

Đây là mối quan tâm lớn nhất của các thương hiệu, đặc biệt là ngành sữa (Milk Powder), thuốc và y tế (Pharmaceuticals) và hàng tiêu dùng (Consumer Packaged Goods). Đây là những ngành có tỷ lệ khủng hoảng truyền thông cao. Để đảm bảo được điều này các thương hiệu thường dùng đến các giải pháp cảnh báo và quản lý khủng hoảng như Buzzmetrics Crisis Monitor.

Điều duy nhất mà các nhà tiếp thị có thể an tâm khi đầu tư vào social media, đó là tất cả những ai thảo luận về thương hiệu của mình trên mạng xã hội, đều là khách hàng tiềm năng hoặc đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình. Và tất cả các ý kiến về thương hiệu của mình trên mạng, đang và sẽ tồn tại ở đó mãi mãi về sau và ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người khác khi họ cân nhắc mua sản phẩm và dịch vụ này.

NHỮNG NGÀNH HÀNG NÀO NÊN ĐẦU TƯ VÀO SOCIAL MEDIA VÀ SOCIAL LISTENING?

Có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ thảo luận trên mạng xã hội với giá trị trên từng đơn vị đo lường của sản phẩm. Thảo luận ở đây không chỉ bao gồm mạng xã hội, mà còn có báo điện tử. Khi giá trị đo lường trên từng sản phẩm càng cao, thì người tiêu dùng càng tốn nhiều thời gian hơn để ra quyết định tiêu dùng và càng cần nhiều thông tin hơn để mua nó. Ví dụ, sẽ không ai nói đến gói tăm, hay một chai nước vì giá trị của nó chỉ có vài nghìn đồng. Nhưng người ta sẽ trao đổi với nhau nhiều về một chai sữa rửa mặt, một chiến điện thoại di động, hay rất nhiều về một chiếc xe máy hay ô tô.

Mức độ phức tạp của ngành hàng càng cao, thì mức độ thảo luận cũng càng hẹp, nhưng càng sâu và giàu chất lượng, ví dụ ngành hàng thuốc và y tế (Pharmaceutical) sẽ ít hơn thảo luận so với ngành hàng Chăm sóc cá nhân (Personal Care), nhưng thảo luận sẽ dài và sâu hơn, mang nhiều tính chất Hỏi và Giải đáp bởi chuyên gia.

Thống kê Mức độ thảo luận theo ngành Quý 3 của Buzzmetrics cho thấy, ngành Hàng điện tử (Consumer Electronics) là ngành có mức độ thảo luận cao nhất trên social. Lý do là vì đây là ngành công nghệ có mức độ cập nhật cao, sự phổ biến của điện thoại thông minh tạo nên cuộc cách mạng của mạng xã hội và sự đầu tư của các thương hiệu điện thoại di động vào social media marketing. Các chiến dịch marketing của Samsung thường tạo ra vài chục nghìn thảo luận một tháng, đặt áp lực rất lớn lên việc quản lý chiến dịch của các agency.

Ngành hàng Chăm sóc cá nhân, Ô tô và xe máy, nước uống, sữa bột và ngân hàng cũng là những ngành có mức độ thảo luận tương đối cao, chủ yếu được tạo bởi người tiêu dùng. Đây là các ngành tiềm năng cho social media marketing và social listening. Các ngành Thức ăn (Food) và Chăm sóc gia đình (Household Care) và Thuốc (Pharmaceutical) còn ít thảo luận và có rất nhiều cơ hội cho các thương hiệu trong lĩnh vực này tạo chiến dịch trở thành thương hiệu dẫn đầu trên social, thông qua các chủ đề tương tác mà các công cụ Social Listening như Buzzmetrics có thể cung cấp.

Theo Buzzmedia

15/10/2014
4114 lượt